Tập thể lớp 8A THCS Lê Ngọc Hân
Chúc các Member của diễn đàn 8A THCS Lê Ngọc Hân có một ngày tươi đẹp, tinh thần sảng khoái và luôn nở nụ cười trên môi!!!! ^o^
Tập thể lớp 8A THCS Lê Ngọc Hân
Chúc các Member của diễn đàn 8A THCS Lê Ngọc Hân có một ngày tươi đẹp, tinh thần sảng khoái và luôn nở nụ cười trên môi!!!! ^o^
Tập thể lớp 8A THCS Lê Ngọc Hân
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tập thể lớp 8A THCS Lê Ngọc Hân

Năm học 2010 - 2011
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Đỉnh núi Nàng Ba

Go down 
Tác giảThông điệp
k4p0h4nk
Sinh viên đại học
k4p0h4nk


Tổng số bài gửi : 571
Reps : 170
Join date : 16/09/2009
Age : 27
Đến từ : Descend form the sky ^-^

Đỉnh núi Nàng Ba Empty
Bài gửiTiêu đề: Đỉnh núi Nàng Ba   Đỉnh núi Nàng Ba Empty6/11/2009, 2:14 pm

ĐỈNH NÚI NÀNG BA (Truyện khoa học)
Phạm Ngọc Toàn
Nhà bác Phú, chủ tịch xã, dựng ngay trên một mỏm đồi sát biển. Đứng từ đó, có thể nhìn thấy suốt dọc bờ cát trắng, cùng với rặng phi lao chắn gió chạy dài mãi tận chân núi xa xa. Mỗi buổi sớm mặt trời mới mọc , ánh nắng dịu nhuộm hồng đỏ cả một vùng nước in bóng những cánh buồm phồng căng trước gió, tạo nên một phong cảnh tự nhiên tuyệt đẹp.

Vừ đặt chân tới đây mấy hôm, tôi đã ao ước có dịp nào đó về ở hẳn đây vài tháng. Người ta vẫn thường bảo nước Sầm Sơn trong xanh, cảnh Đồ Sơn hùng vĩ, bãi biển cát trăng Trà Cổ chẳng đâu có thể sánh được… Nhưng thật ra, mỗi góc trời của đất nước chúng ta đều mang những sắc thái riêng biệt của nó, khó có thể cân nhắc được xem nơi nào đẹp hơn nơi nào. Chỉ tiếc rằng mình chưa rung cảm được đầy đủ với mọi màu sắc phong phú trên mỗi bước chân đi, với những con người lao động chân thật và nhiệt tình, để thấy được thêm những điều không thể có được trong sách vở…

Bác Phú, khi mới gặp lần đầu, có thể cảm thấy như một con người kín đáo, khó gần. Nhìn vẻ mặt nghiêm nghị hơi già trước tuổi, chiếc áo bộ đồi tuy cũ nhưng phẳng phiu, lúc nào cũng gài kín cổ, lại kèm theo chiếc xà-cột vải bạt đung đưa trên vai… tôi bỗng thấy ngần ngại khi đưa trình bác tớ công lệnh giới thiệu công tác. Không hiểu bác sẽ nghĩ ngợi ra sao về cái chức danh “kĩ sư hải dương học” của tôi và về nhiệm vụ “đặt trạm khảo sát vi sinh vật biển”. Thật không phải dễ có thể trình bày cho ai nấy đều hiểu rằng việc nghiên cứu những con vật li ti sống trong nước biển, lại có liên quan tới triển vọng khai thác những của cải vô cùng tần trong đại dương bao la! Quả nhiên, vừa liếc qua mấy dòng chữ, bác Phú đã gập lại đưa trả tôi tờ giấy:
- Hừ… kì này đàng có nhiều việc dồn dập quá đấy! Không hiểu có lúc nào làm việc với đồng chí được đây!
Tôi đứng sững sờ, như bị một gáo nước lạnh giội vào người. Kể cũng tội! Đôi khi cái nghề nghiệp “nghiên cứu” của chúng tôi vẫn không tránh khỏi bị thành kiến là “xa rời sàn xuất”, và những “nhà nghiên cứu” cũng ít được đón tiếp niềm nở! Vì quan niệm sai chăng, hay quả thật những công tác khoa học của chúng ta còn chưa thực sự gắn liền với thực trế sản xuất?
Chừng như cảm thấy nồi băn khoăn của tôi, bác Phú vỗ vai tôi, đổi thái độ thân mật:
- Nhưng rồi cũng thu xếp được thôi! Bận thj` có bận, cũng xin cố gắng tạo điều kiện cho các đồng chí làm công tác khoa học được tốt! Về đây cứ coi như người nhà, đồng chí cần gì thì bảo.
Rồi quay về phía vợ đang loay hoay dọn dẹp gì trong bếp, bác dặn dò chu đáo như một ông anh cả chăm sóc chú em:
- Này, mình dọn cho chú ấy cái phản con ở ngoài nhà cho mát! Nhớ cất ba-lô vào buồng! Bữa nay luộc mấy con tôm vừa đánh về khi sáng ch chú ấy nếm đặc sản địa phương! Khách quý mà lại!
Chưa dứt câu, bác đã tất tả ra đi, chiếc xà-cột đung đưa trên vai. Nhưng nay đêm hôm đó, khi cùng ngồi ăn cơm và có dịp chuyện trò trao đổi, tôi đã cảm thấy thật sự tiêu tan hết những ấn tượng bỡ ngỡ ban đầu. Chỉ qua vài câu chuyện, bác Phú đã khiến tôi phải thán phục vì những kinh nghiệm phong phú và những nhận xét tinh vi. Thật không thể ngờ được rằng chỉ cần nhìn màu nước mà bác cũng có thể đoán được chiều trời thay đổi, và ngửi mùi tanh của biển, lại đoán ra luồng cá đi! Có điều thú vị là chính bác đang làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, mà lại nghĩ rằng mình không làm được việc đó! Tôi thấy bác luôn tỏ ý tiếc là đã không bố trí được thì giờ để học tập thêm, nên trong cong tác lãnh đạo sản xuất nhiều khi không khỏi lúng túng.
Nhân một lúc vui chuyện, bác chỉ em Phương, đứa con trai độc nhất khi đó đang ngồi hí hoáy ở một góc làm gi` chẳng hiểu, giọng có vẻ bực tức:
- Tôi vẫn bảo nó, bố xưa kia muốn học cũng chẳng có điều kiên. Nay thj` khác, có thầy có bạn, có sách vở đầy đủ, thế mà nó có chịu học cho đâu! Suốt ngày chỉ mải chơi.
Tôi thấy Phương ngước lên nhìn bố rất nhanh, rồi lại liếc sang tôi không nói. Nhưng cái nhìn như ngụ ý phủ nhận lời chê trách của bố vứa rồi.
Quả thực, nhìn vẻ nặt lanh lợi của Phương, tôi không thể tin rằng em là một học sinh lười biếng. Tôi đã chú ý đến em ngay từ khi mới gặp. Lúc đó, tôi đang mải thu dọn giường nằm, thì cu cậu ở đâu chạy vụt về, mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Chẳng quan tâm gì đến khách lạ mới tới, Phương đi thẳng đến bàn học, trút ra một túi những vỏ sò, vỏ ốc. Thấy vẻ ngạc nhiên của tôi, em nhoẻn miệng cười như đã quen thân từ lâu lắm. Nhưng không đợi tôi hỏi, em đã vội vớ lấy quả bóng chuyền chạy biến đi đằng nào…
Tò mò tôi liếc nhìn qua bàn học của em. Cả một ngăn bàn hỗn độn đủ thứ. Những con bướm sặc sỡ ghim thành tiêu bản, những bông hoa rừng ép khô, những viên đá vân kì lạ, những chiếc lá, những miếng san hô, vỏ ốc. Lại có cả con tôm hùm khổng lồ với những chiếc càng to bằng bàn tay… Thật chẳng khác một “viện bảo tàng” tí hon, khá phong phú nhưng cũng rất là mất trật tự…
Tối hôm đó, nhân bác Phú đi họp vắng, tôi có dịp trao đổi nhiều chuyện với Phương. Qua thực, đúng như cảm tưởng của tôi ban đầu, Phương tỏ ra khá thông minh, sôi nổi. Những bài học ở trường đối với em dễ dàng quá. Em muốn học thêm, làm thêm nhiều nữa. Nhưng làm gì? Em hăng hái tham gia tất cả các tổ ngoại khóa ở trường, ghi tên vào đội thể thao, lại có mặt trong cả đội văn nghệ của xã nữa. Phải nói rằng Phương đã rất cố gắng, tích cực nhưng vì quá ôm đồm, tính tình xốc nổi, nên rút cục chẳng đi sâu được vào cái gì. Và điều đó làm cho bác Phú hiểu lầm con. Tôi định bụng nếu có dịp sẽ tìm cách hướng Phương vào những việc thích hợp với khả năng của em hơn và góp ý về cách làm việc cho khoa học hơn. Chắc chắn với óc thông minh và lòng nhiệt tình của em, Phương sẽ tiến bộ mau chóng, và bác Phú nhìn thấy những kết quả thiết thực sẽ thôi hiểu lầm con mình “suốt ngày chỉ mải chơi.
Xong một đoạn, đánh mệt quá!!!
Về Đầu Trang Go down
https://alnh.forumvi.com
k4p0h4nk
Sinh viên đại học
k4p0h4nk


Tổng số bài gửi : 571
Reps : 170
Join date : 16/09/2009
Age : 27
Đến từ : Descend form the sky ^-^

Đỉnh núi Nàng Ba Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đỉnh núi Nàng Ba   Đỉnh núi Nàng Ba Empty6/11/2009, 2:20 pm

Buổi sáng trên bờ biển rộn ràng đầy sức sống. Tôi muốn thở hít đến thật căng lồng ngực, để thu vào trong mình tất cả hương vị tươi mát của gió khơi. Phương cũng dậy rất sớm, đứng cạnh tôi bắt chước làm những động tác thể dục mềm dẻo.

Trời dần rạng sáng. Từ bãi biển vang vọng lên tiếng hò kéo lưới, hòa lẫn trong tiêng reo vi vút của rừng phi lao. Người đi lại tấp nập, quảy những thúng đầy ắp cá, vảy sóng lóng lánh như bạc.

Chợt tôi nhận ra một điều gì đó khác lạ so với mọi buổi sớm.

- Này, Phương! Hôm nay, hình như không có thuyền ra khơi thi` phải!

Phương ngơ nhác nhìn xung quanh. Em bỗng sực nhớ ra, “à” một tiếng.

- Phải rồi! Hôm nay là ngày “kiêng cữ” nên bà con không dám ra khơi, mà chỉ quanh quẩn đánh lộng…

Tôi ngạc nhiên, không hiểu điều Phương vừa nói. Tải sao lại “kiêng cữ” không ra khơi? Nhìn lên, trời vẫn trong sáng không có dấu hiệu của một cơn phong ba sắp tới. Mà hôm trước, đài vẫn báo tin trời tốt, gió nhẹ. Thời tiết như vậy là tích hợp với nghề ra khơi mới phải. Vậy thì lí do gì mà bà con nhất loạt bỏ lỡ một buổi cá?

- Sao lại kiêng cữ? Phong tục ở đây như vậy à? Hay bà con, qua kinh nghiệm đời, đã nhận thấy có triệu chứng gì sắp giở trời, chính xác hơn cả đài chăng?

Phương lắc đầu:

- Không phải đâu! Thường ngày thì vẫn nghe theo đài để sản xuất đấy. Nhưng hôm qua, đỉnh núi Nàng Ba chuyển sang màu hồng đỏ. Theo phong tục thì đó là điềm báo trước những sự không may, vì vậy mà mọi người đều kiêng cữ không dám ra khơi!

Tôi bắt đầu cảm thấy có một điều gì đó lý thú ở đây. Tại sao đỉnh núi lại có thể chuyển thành màu hồng đỏ? Và điều đó có liên quan gì với những sự không hay sẽ xảy ra ngoài biển khơi?

- Lạ nhỉ! Đỉnh núi lại đổi màu được à? Thế em đã tần mắt thấy bao giờ chưa?

Phương cười:

- À, em chưa kể với anh nhỉ! Vùng này có một ngọn núi rất lạ, gọi là núi Nàng Ba. Thường ngày, đỉnh núi xanh biếc, nổi bật lên giữa vùng rằng cây um tùm, nhưng đôi khi, núi đổi sang màu tím sẫm, hoặc màu hồng đỏ. Bà con cho rằng những ngày núi đổi màu hồng đỏ là những ngày xấu, ra khơi sẽ gặp nhiều chuyện nguy hiểm, có đi mà không có về.

Tôi tỏ vẻ không tin:

- Thế gặp nguy hiểm thật không, hay chỉ là chuyện mê tín?

- Em chưa biết, nhưng ở đây có tục lệ kiêng cữ là do một truyền thuyết.

Hôm ấy, tôi đã được nghe câu chuyện kì lạ về đỉnh núi Nàng Ba.
Về Đầu Trang Go down
https://alnh.forumvi.com
k4p0h4nk
Sinh viên đại học
k4p0h4nk


Tổng số bài gửi : 571
Reps : 170
Join date : 16/09/2009
Age : 27
Đến từ : Descend form the sky ^-^

Đỉnh núi Nàng Ba Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đỉnh núi Nàng Ba   Đỉnh núi Nàng Ba Empty6/11/2009, 3:44 pm

… “Giữa một vùng đồi thấp trập trùng, ăn ra đến gần sát bờ biển, có một đỉnh núi nhô cao lên, trơ trụi… Đỉnh núi đá xanh biếc, tuyệt nhiên không thấy một bóng cây. Đứng từ xa nhìn lại, có thể tưởng tượng ra hình dáng một nàng tiên dang đôi cánh múa, những nếp đá tỏa xuống như những dải xiêm áo thướt tha. Núi đó có thê là núi Nàng Ba.

Chuyện cũ kể lại rằng, Nàng Ba ngày xưa là con gái út của Ngọc Hoàng Thượng đế. Nàng công chúa xinh đẹp đó được vua cha yêu dấu vì nết na, bạn bè quý trọng vì tài giỏi.

Một đêm trăng sáng, Nàng Ba cùng các bạn xuống dạo chơi nơi trần thế. Sự tình cờ run rủi cho nàng gặp gỡ một chàng trai trẻ đang vác lưới chậm bước trên đường về. Cảnh núi cao biển rộng dễ làm cho lòng người say đắm. Nàng Ba đem lòng yêu con người trần thế, còn chàng trai nọ cũng không khỏi rung động trước tấm tình chân thạt của Nàng Ba. Quên bẵng mình là con gái Ngọc Hoàng, Nàng Ba trong một phút xúc cảm, đã trao chiếc trâm ngọc cài tóc tặng người yêu, hẹn nhau sẽ có ngày gặp lại. Chiếc trâm ấy ngày nay vẫn còn, dó là dải núi Ngọc hình vòng cung nằm trên bở biển.

Rủi thay cho nàng… Khi trở về thượng giới, ó kẻ xấu bụng đã đem chuyện ton hót với vua cha, không quên thêm thắt những lời dèm pha để hại nàng. Thượng đế nổi giận đùng đùng, bèn bày hội hoa đăng, truyền cho các công chúa phải mang trâm nhọc khi vào hội múa. Nàng Ba không có trâm cài cũng đành ra mắt vua cha. Giữa cảnh hội tưng bừng, Thượng đế nổi cơn thịnh nộ, và chẳng đếm xỉa gì đến những lời canngawn của triều thần, đã đày này xuống trần gian hóa thành đỉnh núi…

Từ đó đỉnh núi Nàng Ba đứng trơ trọi ngày này qua ngày khác, giữa những đồi cỏ thấp, rậm rì.
Người ta kể rằng cứ mội khi trời nổi cơn phong ba, bão táp, núi lại đổi sang màu hồng đỏ, dường như vần còn khiếp sợ trước cơn giận giữu của vua cha…


Câu chuyện còn chưa rõ thực hư, nhưng từ lâu đã trở thành một điều ám ảnh đối với bà con chài lưới vùng này. Vào những ngày mà núi chuyển sang màu hồng đỏ, không ai dám đi khơi, mong tránh khỏi cơn thịnh nộ của Thượng đế. Người ta tin rằng nếu liều mạng ra biển sẽ gặp chuyện không hay, hoặc nếu không thì cũng sẽ chỉ dần đến mang thuyền rỗng trở về…

Nhưng rồi cũng có lần, có mấy người đã cả gan đứng lên định xóa bỏ tục lệ kiêng cữ ấy. Lần ấy đang kì giáp hạt. Núi Nàng Ba đổi sắc hồng đỏ đã mấy ngày liền. Những hạt gạo cuối cùng đã vét hết mà vẫn chưa ai cdams ra khơi. Không lẽ bó tay chờ chết đói,ba thanh niên trong xóm từ xưa vẫn nổi tiếng là ngỗ nghịch muốn một phen cưỡng lại mệnh trời. Họ rủ nhau chuẩn bị đồ nghề ra khơi. Chuyện táo bạo có một không hai ấy đã làm náo động cả làng xóm.

Mấy cụ trong làng tất cả chạy ra tận bờ biển, níu lấy lưới, thuyện của mấy chàng trai:

- Sức người có hạn, chống lại thánh thần chẳng phải chuyện chơi. Bọn bay không nghe lời răn dạy của những bậc cha chú, dám cưỡng lại lệ xưa, e rồi có khi hối lại không kịp nữa đấy.

- Thì mấy ngày nay, sóng vẫn yên, biển vẫn lặng, có gì đâu mà các cố đã phải lo! Cứ theo lệ xưa để mà chết đói à? Thôi, các cố cứ để chúng con đi quanh quẩn ở mươi sải nước, có chuyện gì không may cũng thừa sức bơi được vào bờ. Kiếm lấy mươi con cá, chả hơn ngồi nhịn suông hay sao?

- Hừ, cổ nhân đã có câu:
“Xanh đi khơi
Đỏ thời về lộng”


Núi có xanh mới là trời cho ăn. Núi đã hóa đỏ, có muốn cưỡng lại ý trời thì cũng chẳng được. Lão đã bảo, cứ tuân theo lệnh thường là hơn, các con ạ…

Mấy chàng trai chỉ lặng thinh. Những lời khuyên bảo chẳng thuyết phục được họ thay đổi ý kiến. Cuối cùng, chiếc thuyền mạo hiểm vẫn rẽ sóng ra khơi, còn các cụ bô lão chỉ đành nhìn theo thở dài.

Cả xóm làng hôm đó hồi hộp, chờ đợi… Và quả nhiên, điều khủng khiếp mà họ lo sợ đã tới. Khoảng quá trưa, đột nhiên trời đổi gió. Những đám mây đen đầu quỷ từ phía biển ùn ùn kéo lại. Sóng réo ào ào ngoài khơi. Gió rít lên từng cơn và mưa từ đâu sập xuống như muôn ngàn ngọn thác đổ. Trời và biển như bảo nhau cùng nổi trận lôi đình, trả thù sự táo tợn của những con ngời muốn vượt cả quyền lực thiêng liêng của thần thánh.

Tai họa chưa hết. Đêm hôm ấy, giữa lúc mọi người còn đang thấp thỏm nghe tiếng gió thét, mưa gào thì trời đất bỗng như rung chuyển. Một “cơn sóng thần” giận giữ đã bất chợt cuốn băng cả đê biển, tràn vào đất liền, dìm sâu dưới làn nước mênh mông cả ruộng vườn, nhà cửa, tàn phá nốt những cái gì mà mà mưa gió còn để lại. Mọi người chỉ kịp tháo chạy lấy thân lên những mỏm đồi cao.

Cuối cùng, mưa gió tạm yên sau một ngày đêm mặc sức tung hoành. Nhưng xóm làng yên vui khi trước chỉ còn lại một cảnh xác xơ, thê thảm. Còn những chàng trai táo bạo muốn một phen thử sức cùng trời đất? Họ mãi mãi không bao giờ còn trở lại, có chăng, chỉ còn là kỉ niệm thương tâm và khủng khiếp cho bà con làng xóm. Những cụ già khi kể lại chuyện này, thật chêm vào một lời khuyên răn mà thật ra, chính là một lời than thân trách phận:
“Con đói thì con ăn khoai
Chớ có cậy tài trái ý Nàng Ba”.


Câu ngạn ngữ đã trở thành một lời nguyền cay độc. Và từ đó, không còn ai dám xúc phạm đến tục kiêng cữ huyền bí ấy nữa…”
Về Đầu Trang Go down
https://alnh.forumvi.com
Sponsored content





Đỉnh núi Nàng Ba Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đỉnh núi Nàng Ba   Đỉnh núi Nàng Ba Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Đỉnh núi Nàng Ba
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Lời lẽ của nàng
» Toàn dấu nặng!
» Hai nàng công chúa
» Lê Long Đĩnh
» Định nghĩa sai lầm

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tập thể lớp 8A THCS Lê Ngọc Hân :: Yêu thích :: Thư viện :: Truyện Dài-
Chuyển đến