Tập thể lớp 8A THCS Lê Ngọc Hân
Chúc các Member của diễn đàn 8A THCS Lê Ngọc Hân có một ngày tươi đẹp, tinh thần sảng khoái và luôn nở nụ cười trên môi!!!! ^o^
Tập thể lớp 8A THCS Lê Ngọc Hân
Chúc các Member của diễn đàn 8A THCS Lê Ngọc Hân có một ngày tươi đẹp, tinh thần sảng khoái và luôn nở nụ cười trên môi!!!! ^o^
Tập thể lớp 8A THCS Lê Ngọc Hân
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tập thể lớp 8A THCS Lê Ngọc Hân

Năm học 2010 - 2011
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Vụ án Bài thơ giết người

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
littlerose_3297
HS cấp 2
littlerose_3297


Tổng số bài gửi : 177
Reps : 194
Join date : 26/09/2009
Age : 27
Đến từ : E.L.F and Wonderful *^_^*

Vụ án Bài thơ giết người Empty
Bài gửiTiêu đề: Vụ án Bài thơ giết người   Vụ án Bài thơ giết người Empty27/10/2009, 5:56 pm

Trung tuần tháng chạp năm Ất Hợi 1815 (niên hiệu Gia Long thứ 14), trong giới quan lại ở kinh thành Huế xôn xao bàn tán về một vụ âm mưu phản nghịch rất nghiêm trọng. Dư luận cứ cộm dần lên qua những tin phong thanh làm người ta bàng hoàng, lo sợ, tưởng như cảnh máu chảy, đầu rơi, cung điện bị tàn phá đến nơi. Nhưng sau đó người ta có thể yên tâm, thở phào nhẹ nhõm vì âm mưu phải nghịch đó đã bị phát giác. Người ta ngạc nhiên khi được biết kẻ âm mưu phản nghịch chính là hai cha con một vị khai quốc công thần, quyền cao chức trọng tại triều. Người có công phát giác vụ này cũng là một bậc trụ cột triều đình, trong tay lại có chứng cớ hẳn hoi. Vậy sự thật về vụ án này thế nào?

Chứng cớ là một bài thơ tám câu như sau:
“Văn đạo Ái châu đa tuấn kiệt
Hư hoài trắc tịch giục cầu ty.
Vô tâm cửu bảo kinh sơn phác,
Thiện tướng phương tri Ký bắc kỳ.
U cốc hữu hương thiên lý viễn,
Cao cương minh phượng cửu cao tri.
Thử hồi nhược đắc sơn trung tể,
Tá ngã kinh luân chuyển hoá ky.”

Dịch ra là:
“Ái châu nghe nói lắm người hay
Ao ước cầu hiền đã bấy nay
Ngọc phát kinh sơn tài sẵn có
Ngựa kỳ Ký bắc biết đâu thay!
Mùi hương hang tối xa ngàn dặm
Tiếng phượng gò cao suốt chín mây.
Sơn tể phen này dù gặp gỡ,
Giúp nhau xoay đổi hội cơ này”


Về mặt văn chương, đây là một bài thơ hay, nhưng ở đây người ta chỉ soi mói nội dung, xem dụng ý của tác giả là gì. Thực ra bài thơ này, tác giả gửi cho bạn ở Ái châu (Thanh Hoá), vì từng nghe tiếng là bậc hiền nhân danh sũ đời ngay, nên trong lòng mến mộ khát khao được gặp gỡ. Những từ “ngọc phát kinh sơn”, “ngựa kỳ Ký bắc”, “hương thơm bay hang tối”, “tiếng phượng gò cao” là những lời hoa mỹ dùng để tâng bốc tài năng, danh vọng của bạn. Ở đây không thấy một chữ, một ý gì tỏ ra chê bai vua chúa hay oán hận triều đình khiến người ta lấy cớ để buộc cho tội phản nghịch. Thế nhưng vấn đề chết người ở lại hai câu cuối cùng:
“Thử hồi nhược đắc Sơn trung tể
Tá ngã kinh luân chuyển hoá ky”


Tất cả chứng cứ vụ án bài thơ giết người đều gói gọn trong 14 chữ này. Tích xưa kể lại rằng: Đào Hoằng Cảnh, người Trung Quốc đời Lương Vũ Đế (502 – 549) tài cao học rộng, không ra làm quan mà ở ẩn trong núi, mỗi khi nhà vua có việc gì khó khăn, phải sai người vào núi hỏi ý kiến. Vì thế người đương thời gọi là Sơn trung Tể tướng (quan Tể tướng trong núi). Tác giả bài thơ là một anh học trò, sao lại tham vọng có một vị Sơn trung Tể tướng để làm gì? “Để giúp nhau xoay đổi cơ hội này” (Tá ngã kinh luân chuyển hoá ky) dòm ngó mạng trời, rủ nhau cướp nước làm vua, chứ còn gì nữa? Chính cái tham vọng ghê gớm ấy, nó chứng tỏ dấu hiệu phạm tội của một âm mưu phản nghịch. Mà dưới chế độ quân chủ độc tôn, một lời nói phạm thượng, một câu chạm huý cũng đủ mắc tội nữa là một bài thơ “tham vọng ghê gớm” như trên. Tác giả bài thơ này – đúng hơn là bị vu cáo là tác giả - lại là Nguyễn Văn Thuyên, con ông Nguyễn Văn Thành, Trung quân đô thống chế, tước Quận công, hiện đang làm quan to nhất trong triều. Nguyễn Văn Thành là một người đã từng bôn ba theo Nguyễn Ánh từ thuở còn hàn vi đến khi Nguyễn Ánh thắng được Tây Sơn, thống nhất đất nước lên ngôi Hoàng đế. Năm Gia Long thứ 10 (năm 1811), vua giao cho Nguyễn Văn Thành chức Tổng đài, đứng đầu việc biên soạn bộ luật Gia Long nổi tiếng. Bộ luật này được vua Gia Long phê duyệt và ban hành trong cả nước. Lúc xảy ra vụ án cậu ấm Nguyễn Văn Thuyên, ông Nguyễn Văn Thành đang làm quan lớn nhất triều đình, trên cả các ông Lê Văn Duyệt, Phạm Đăng Hưng, Trịnh Hoài Đức. Một điều rất oái oăm là, chính vì công danh phú quý to quá mà trong thâm tâm nhà vua không ưa ông lắm và Nguyễn Văn Thành còn bị nhiều người ghen ghét, nhất là đại thần Lê Văn Duyệt. Hai vị đại thần này vốn có hiềm khích với nhau từ lâu. Thành tự phụ cho mình hơn, văn võ toàn tài, con nhà dòng dõi, không phải như Duyệt xuất thân từ một anh hoạn thị, chỉ nhờ đánh trận giỏi mà cũng trở thành Quận công, đại tướng ngang bằng mình. Vì vậy, Thành hay tỏ ý khinh bỉ Duyệt, làm Duyệt rất ấm ức. Thành có một môn khách tên là Hựu Nghi, vẫn lui tới ăn ở trong nhà, sau vì lầm lỗi với Thành nên phải bỏ trốn đi, lòng đầy thù oán. Hựu Nghi theo về làm môn hạ cho Lê Văn Duyệt, được Duyệt tin dùng dần dần cất nhắc đến chức Thiêm sự bộ Hình. Thầy trò đều căm tức Nguyễn Văn Thành. Hựu Nghi cho tay chân tên là Trương Hiệu theo dõi cậu ấm Nguyễn Văn Thuyên, con ông Thành. Thuyên đỗ cử nhân từ mấy năm trước, nhưng tính khí hào phóng tự do, không thích làm quan, chỉ thích thơ phú. Thuyên dựng một nếp nhà riêng ngày ngày tụ họp văn nhân thi sĩ xa gần cùng nhau chè chén, uống rượu, ngâm thơ rất là tâm đắc. Từ hội thơ phú kia mà Lê Văn Duyệt đã có trong tay bài thơ như trên do Hựu Nghi và Trương Hiệu mang đến tố giác, nói là do Nguyễn Văn Thuyên viết ra. Lập tức Lê Văn Duyệt mang ngay “bài thơ tang chứng” này mật tâu với vua Gia Long. Lúc đầu vua Gia Long xem, cho là việc chưa rõ ràng nên bỏ qua không tra xét. Về sau Hựu Nghi, Trương Hiệu bày ra trò tống tiền và người kẻ ghen ghét khác kiện cáo cha con ông Thành, nhà vua đưa vụ án này ra xét xử công khai, sau lại giao cho Lê Văn Duyệt đích thân tra hỏi Thuyên, buộc Thuyên phải thú nhận tội lỗi. Dựa vào cứ con đã nhận tội, đình thần buộc cả tội ông Thành, tâu vua xin xử tử.

Đến tháng 5 năm 1817 (niên hiệu Gia Long thứ 16), vụ án cha con ông Thành trải qua một năm rưỡi, triều thần xử một lần nữa, vẫn buộc tội, lại phép vụ án này vói một vụ khác ở Thanh Hoá mà cha con ông nhận không dính líu, và ông Thành không biết việc của con làm.

Khi ấy ở trấn Bắc Thành (Bắc Hà) có vụ án xử Lê Duy Hoán vào tội phản nghịch triều đình, đệ trình vào kinh để Bộ Hình xét lại. Lê Duy Hoán lại khai rằng là do Nguyễn Văn Thuyên (con ông Thành) xúi làm phản. Đình thần xin bắt cha con ông Thành Giam vào nhà Thị trung quân xá. Các quan hợp lại tra hỏi Nguyễn Văn Thành có làm phản không, thì Thành đáp: “Không!”.

Lúc bãi triều, Thành chạy theo nắm áo vua Gia Long kêu khóc:
- Thần theo bệ hạ từ nhỏ đến giờ, nay không tội tình gì quá đáng mà để người ta cứ gia hình. Bệ hạ nỡ lòng nào ngồi nhìn thần phải chết oan không cứu!

Nhà vua không nói gì, dứt áo rồi đi thẳng vào nội cung. Sau đó, một tờ chiếu ban ra, cấm Nguyễn Văn Thành từ nay không được vào chầu nữa.

Nguyễn Văn Thành chỉ còn biết than thở với Thống chế Huỳnh Công Lý rằng:
- Thế là thành án rồi! Vua bắt tôi chết mà tôi không chết thì là bất trung.

Ngay tối hôm đó Nguyễn Văn Thành ngồi viết tờ biểu trần tình để lại. Trong tờ biểu có câu: “Người ta sớm rèn tối luyện kết thành tội cực ác cho cha con tôi, không còn kêu oan vào đâu được nữa, chỉ còn có chết mà thôi!”.

Sau đó, Nguyễn Văn Thành uống thuốc độc tự vẫn, thọ 60 tuổi.

Mấy hôm sau, đến lượt Nguyễn Văn Thuyên bị trói tay, gông cổ điệu ra pháp trường để quân đao phủ cắt từng miếng thịt (tùng xẻo). Trong lúc đó thì Trương Hiệu nghênh ngang vào kho lĩnh 500 quan tiền vua thưởng! Thế là chỉ vì một bài thơ đùa bỡn ngông cuồng mà cha con đại thần Nguyễn Văn Thành bị mắc tội chết.

Vậy nguyên nhân dẫn đến vụ án trên là gì?
Nước Việt Nam từ trước đời vua Gia Long còn phân chia thành Đàng trong và Đàng ngoài, chính trij pháp luật khác nhau. Từ Đèo Ngang trở ra Bắc, thuộc về quyền cai trị của vua Lê – chúa Trịnh, về luật pháp đã có bộ luật Hồng Đức từ thời vua Lê Thánh Tông. Từ Đèo Ngang trở vào thuộc quyền cai trị của các chúa Nguyễn, trải qua hơn hai trăm năm mà chưa có luật pháp rõ ràng.

Đến tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802), chúa Nguyễn Phúc Ánh đã thống nhất được đất nước, lên ngôi Hoàng đế ở kinh đô Phú Xuân, lấy niên hiệu là Gia Long, quốc hiệu là Việt Nam. Vua Gia Long thấy lúc này đem bộ luật Hồng Đức từ thời Lê ra áp dụng cho toàn quốc không thích hợp nữa. Vả lại, triều đại mới phải có luật pháp mới, nên năm Gia Long thứ 10 (1811), vua truyền cho đình thần lập một hội đồng chuyên việc làm luật. Nhà vua đích thân chỉ định quan đại thần Nguyễn Văn Thành trung quân đô thống chế, tước Quận Công - giữ chức Tổng tài đứng đầu hội đồng biên soạn bộ luật.

Nhận được lệnh vua ban, Nguyễn Văn Thành và các cộng sự của mình đã làm công việc này ròng rã hơn hai năm mới xong. Nguyễn Văn Thành có tham khảo bộ luật Hồng Đức nhà Lê, nhưng chủ yếu là đưa vào luật của nhà Thanh bên Trung Quốc.

Nhà Thanh vốn là người Mãn Châu, một dân tộc thiểu số ở đông bắc Trung Quốc, đầu thế kỷ XVII nhân cơ hội Trung Quốc rối loạn, mượn cớ lân bang cứu giúp đã đem đại quân đến chinh phục, lập nên triều đình Mãn Thanh thống trị Trung Quốc. Nhà Thanh dùng chính sách hòng đồng hoá dân tộc Mãn, như bắt người Hán phải bện tóc và đổi quần áo cho giống người Mãn… thẳng tay đàn áp những ai dám chống lại. Nhiều sĩ phu và nhân dân Trung Quốc đã đứng lên làm các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Thanh. Vua Càn Long nhà Thanh đã cho làm bộ luật để cai trị Trung Quốc. Luật pháp chống các loại “yêu thư, yêu ngôn” (sách bậy, nói bậy) để ngăn ngừa và trừng trị những người Hán tộc tuyên truyền bài Mãn. Phàm một lời nói, một câu văn, một bài thơ, một quyển sách mà có ý tứ gì châm biếm triều đình, thời cuộc hay động chạm đến uy quyền Mãn Thanh, tức là “yêu thư, yêu ngôn”, âm mưu phản nghịch, phải xử cực hình. Dưới triều Mãn Thanh bốn chữ ngắn gọn và ghe gớm ấy đã trói buộc tư tưởng và quyền tự do ngôn luận của người dân, bao nhiêu chí sĩ, văn nhân đã vì nó mà phải chết oan uổng và thảm khốc!

Đối với triều đình nhà Nguyễn, việc đặt ách cai trị trên toàn cõi Việt Nam không giống như trường hợp Mãn Thanh ở Trung Quốc. Tuy vậy, ông Nguyễn Văn Thành đã căn cứ vào luật pháp của nhà Thanh mà làm ra bộ luật mới của Việt Nam. Bộ luật này gồm 398 điều thành 22 quyển. Đó chính là “Hoàng triều luật lệ” hay là bộ luật Gia Long. Nếu ở bộ luật Hồng Đức, quyền lợi cá nhân và phụ nữ đã được coi trọng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng được chăm sóc… thì ở bộ luật Gia Long, tinh thần đó đã mất đi để nhường chỗ cho những pháp luật tàn bạo, cứng nhắc, đề cao quyền hành của vua quan và trói buộc người dân. Bộ luật này Nguyễn Văn Thành biên soạn xong dâng lên vua duyệt. Vua Gia Long liền sai khắc thành bản in để ban hành trong cả nước.

Trong bộ luật Gia Long, Nguyễn Văn Thành đã sao chép y nguyên điều luật “yêu thư, yêu ngôn” của luật Mãn Thanh vào. Có phải triều Nguyễn muốn ngăn cấm quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng của nhân dân là nhằm ngăn chặn lòng tưỏng nhớ muốn khôi phục nhà Lê hoặc nhà Tây Sơn của nhân dân chăng?

Khi bắt đầu phát ra “Vụ án bài thơ giết người", nghĩa là vụ án Nguyễn Văn Thuyên, con trai ông Nguyễn Văn Thành, sách luật mà ông biên soạn đã được nhà vua ban hành rồi. Như vậy, ông Thành làm ra sách luật vừa xong, người phạm vào khoản “yêu thư, yêu ngôn” mà chết đầu tiên, chính là con trai ông. Toà án triều đình đã căn cứ ngay vào khoản đó mà khép được Thuyên vào tội chết. Nếu không thì với một bài thơ đùa bỡn ngông cuồng, làm gì đến nỗi tác giả của nó phải bị xẻo từng miếng thịt? Bởi vậy người đương thời lấy thuyết nhà Phật soi vào vụ án này nói rằng ông Nguyễn Văn Thành đã bị quả báo nhãn tiền!

Trở lại “Vụ án bài thơ giết chết hai cha con đại công thần”, Trương Hiệu là người đã giả mạo bài thơ và tố giác để hãm hại cha con ông Nguyễn Văn Thành. Sau khi lãnh thưởng 500 quan tiền, hắn về quê sinh sống một thời gian rồi lại đi vào con đường giang hồ. Người ta lại thấy 17 năm sau, bằng con đường nào không rõ, hắn lại làm môn hạ của Bạch Xuân Nguyên - Bố chánh tỉnh Gia Định. Mùa hạ năm Minh Mạng thứ 14, Lê Văn Khôi dấy binh chiếm thành bắt được Trương Hiệu, nói rằng: “Đây là một thằng tiểu nhân vu cáo để tâng công, cho nó đi theo Xuân Nguyên luôn thể! Xử trảm”. Lệnh vừa ban xong, đầu Trương Hiệu đã lăn xuống đất. Cái chết của Trương Hiệu cũng là chuyện quả báo, những người tin ở thuyết nhà Phật nói thế.

Đến đời vua Tự Đức năm đầu (1847), Đông Các Đại học sĩ là Võ Xuân Cẩn làm sớ xin gia ân cho con cháu của Nguyễn Văn Thành, trong đó có những câu rất thảm thiết:
“Bọn Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt và Lê Chất đều có lòng theo mây đợi gió, xông pha chỗ mũi tên, hòn đạn, thân làm đại tướng đến tước Quận công, sau khi chỉ vì con dại, hoặc vì cậy công mà thành tội lỗi… Dầu bọn Nguyễn Văn Thành có tội thì đã trị tội rồi mà công thì không hỏi đến, chẳng hoá ra đem cái công bách chiến mà để đến nỗi cái tàn hồn phải bơ vơ như ma trơi ngoài đồng khác nào như quỷ Mạc Ngao không ai thờ cúng…”

Vua Tự Đức xem bài sớ ấy lấy làm cảm động bèn xuống chiếu truy phong cho Nguyễn Văn Thành và cấp phẩm hàm cho các con cháu.

Event xứng đáng học trò ngoan
Về Đầu Trang Go down
k4p0h4nk
Sinh viên đại học
k4p0h4nk


Tổng số bài gửi : 571
Reps : 170
Join date : 16/09/2009
Age : 27
Đến từ : Descend form the sky ^-^

Vụ án Bài thơ giết người Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ án Bài thơ giết người   Vụ án Bài thơ giết người Empty29/10/2009, 7:22 pm

Nhung chắc đạt giải nhất 200% 2one
Về Đầu Trang Go down
https://alnh.forumvi.com
littlerose_3297
HS cấp 2
littlerose_3297


Tổng số bài gửi : 177
Reps : 194
Join date : 26/09/2009
Age : 27
Đến từ : E.L.F and Wonderful *^_^*

Vụ án Bài thơ giết người Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ án Bài thơ giết người   Vụ án Bài thơ giết người Empty29/10/2009, 7:32 pm

Thôi tớ chỉ mong được điểm tốt thôi thodai
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Vụ án Bài thơ giết người Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ án Bài thơ giết người   Vụ án Bài thơ giết người Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Vụ án Bài thơ giết người
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Người cha đưa cơm hộp
» 1h đồng hồ của người cha
» Ca mổ chết người
» Người bị bệnh...
» [Bài báo khiến hơn 1 tỷ người rơi lệ]

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tập thể lớp 8A THCS Lê Ngọc Hân :: Học tập :: Khoa học xã hội :: Lịch Sử :: Lịch sử Việt Nam-
Chuyển đến