Tập thể lớp 8A THCS Lê Ngọc Hân
Chúc các Member của diễn đàn 8A THCS Lê Ngọc Hân có một ngày tươi đẹp, tinh thần sảng khoái và luôn nở nụ cười trên môi!!!! ^o^
Tập thể lớp 8A THCS Lê Ngọc Hân
Chúc các Member của diễn đàn 8A THCS Lê Ngọc Hân có một ngày tươi đẹp, tinh thần sảng khoái và luôn nở nụ cười trên môi!!!! ^o^
Tập thể lớp 8A THCS Lê Ngọc Hân
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tập thể lớp 8A THCS Lê Ngọc Hân

Năm học 2010 - 2011
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Vụ án Nhất phẩm đại thần Lê Chất

Go down 
Tác giảThông điệp
littlerose_3297
HS cấp 2
littlerose_3297


Tổng số bài gửi : 177
Reps : 194
Join date : 26/09/2009
Age : 27
Đến từ : E.L.F and Wonderful *^_^*

Vụ án Nhất phẩm đại thần Lê Chất Empty
Bài gửiTiêu đề: Vụ án Nhất phẩm đại thần Lê Chất   Vụ án Nhất phẩm đại thần Lê Chất Empty28/10/2009, 7:30 pm

Lê Chất vốn là một viên tướng của vua Cảnh Thịnh (tên huý là Nguyễn Quang Toản) của nhà Tây Sơn. Ông là một người đánh trận giỏi có tiếng, làm quan đến chức Đại Đô đốc. Nhưn gì thấy vua Cảnh Thịnh thường nghe lời gièm pha, tính hay nghi kỵ mà giết hại nhiều công thần quá, nên Lê Chất đã bỏ trốn sang nhà Nguyễn. Nguyễn Vương (Nguyễn Ánh) trọng dụng cho làm chức tướng quan.

Dưới triều nhà Nguyễn, Lê Chất đã cùng với Lê Văn Duyệt và các tướng khác hết lòng phò tá Nguyễn Ánh đánh lại nhà Tây Sơn. Một số trận đánh điển hình là:

Năm 1801, Nguyễn Vương đem quân đánh ra Phú Xuân. Tướng Tây Sơn là phò mã Nguyễn Văn Trị đem quân ra lập đồn giữ núi Quy Sơn. Tiền quân nhà Nguyễn đánh không được. Nguyễn Vương sai Lê Văn Duyệt và Lê Chất đem thuỷ binh và đánh tập hậu. Nguyễn Văn Trị bỏ đồn mà chạy. Quân Nguyễn Vương vào cửa Nguyễn Hải (cửa Thuận An) rồi kéo lên đánh Phú Xuân. Vua Tây Sơn là Quang Toản phải ngự giá đem quân chống giữ, hai bên đánh nhau đến giữa trưa thì quân Tây Sơn tan vỡ. Quân Nguyễn Vương tiếp tục đuổi đánh, chiếm được thành Phú Xuân. Bấy giờ là ngày 3 tháng 5 năm Tân Dậu (1801).

Nguyễn Ánh vào thành Phú Xuân treo biển yên dân, rồi sai Lê Chất đem bộ binh đuổi đánh quân Tây Sơn, sai Nguyễn Văn Trương đem thuỷ binh ra chặn ở Linh Giang, để đánh quân Tây Sơn ra Bắc…

Tiếp đó Lê Chất lại cùng với Lê Văn Duyệt đem quân từ Quảng Nam, Quảng Nghĩa đánh vào thành Quy Nhơn do tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu trấn giữ. (Trước đó thành Quy Nhơn đã bị quân Nguyễn đánh chiếm, Trần Quang Diệu đem quân lấy lại được, quan trấn thủ của quân Nguyễn là Võ Tánh đã phải tử tiết). Tháng 3 năm Nhâm Tuất (1802), Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đã phải bỏ thành Quy Nhơn, đem tượng binh đi đường thượng đạo qua Ai Lao ra Nghệ An, để hội với vua Tây Sơn cùng lo việc chống giữ.

Tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Ánh lập đàn tế cáo trời đất, lên ngôi vua đặt niên hiệu là Gia Long. Sau đó, Gia Long sai Lê Văn Duyệt và Lê Chất thống lĩnh bộ binh, Nguyễn Văn Trương thống lĩnh thuỷ binh đánh chiếm Bắc Hà.

Quân Nguyễn qua sông Linh Giang lấy được Nghệ An, kéo tràn ra lấy Thanh Hoá, chỉ trong một tháng đã ra đến Thăng Long. Nhà Tây Sơn mất từ đó.

Dưới thời vua Gia Long và vua Minh Mạng, cũng như Lê Văn Duyệt, Lê Chất đều được trọng dụng “thân làm đại tướng, tước đến Quận công”. Nhưng cũng giống như Lê Văn Duyệt, sau khi Lê Chất mất rồi, dưới triều vua Minh Mạng “Vụ Án Lê Chất” lại xảy ra.

Án Lê Văn Duyệt phát ra năm trước thì năm sau có quan Lại bộ tả thị lang là Lê Bá Tú truy tham những tội bất thần của Lê Chất, có 6 tội nên chết:

1. Chất cùng Duyệt toan mưu việc Y, Hoắc (phế lập), bị hai đứa ở nói hở ra ngoài, bèn giết chúng nó để buộc miệng, là một tội

2. Mấy lần cố xin thưởng cho hoàng tử để làm con nuôi, muốn bắt chước lối cũ của Dương Kiên, là hai tội

3. Muốn cho con gái chính vị trong cung, không được thoả chí, nói ra những lời oán vọng, là ba tội.

4. Thường nói chuyện với Lê Văn Duyệt rằng: “Người ta thường nói trời, vua là cha mẹ, người làm con, làm tôi dù có điều bất bình, cũng không dám giận, mà một mình tôi dám giận”, là bốn tội.

5. Lại nói rằng: “Vua cậy có Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Hữu Thuận phúc tâm, chỉ đem độ vài trăm người vào chầu, quát to một tiếng, bọn ấy cũng phải phục xuống đất, rồi ta muốn làm gì ta làm”, là năm tội.

6. Lại nói rằng quốc tính đổi làm tôn thất, đều là bọn Hoài Đức a dua xúi giục, nên đem chém ở trước cửa miếu để chính tội, là sáu tội.

Lại có đến 10 tội tiếm lạm:
1. Khi y ở Bắc Thành, đầu năm điểm binh, dám lên lầu Ngũ Môn ngồi chính giữa.
2. Đệ niên thuyền tải ngoài bể, ý lấy của riêng mà tải vào thuyền công.
3. Cùng với Lê Văn Duyệt dân biểu từ chức để bắt bí nhà vua
4. Việc sinh sát dữ đoạt, hay tự tiện
5. Trái phép, ăn lễ, giàu đến nghìn vạn
6. Tấu sớ không hợp phép, có chỉ không cho, mà cứ nhất định nộp lại, có Lê Văn Duyệt ngăn đi mới thôi.
7. Nuôi những cung nữ tiên triều, không biết kiêng nể gì.
8. Nơi công sảnh tiếm làm gác chuông, gác trống.
9. Tội án Lê Duy Thành đã thành, lại còn cùng với Lê Văn Duyệt cố xin nghị lại
10. Điều bổ cơ binh, phủ binh, xin lấy chức quan văn mà thi hành.

Vậy xin giao cho đình nghị, để chính tội danh làm gương cho kẻ gian trăm đời.

Vua dụ rằng: “Chất tính vốn sài lang, nết như ma quỷ, làm tội thì bất trung, bất chính, xử việc thì đại ác đại gian, việc nào cũng càn rỡ, ai là chẳng tức giận, chẳng những là 16 tội mà thôi đâu. Trước kia trẫm nghĩ hắn cùng với Lê Văn Duyệt, dẫu mang lòng bất thần, nhưng người ta không chịu theo, thì chắc không dám gây sự. Vả hắn là nhát phẩm đại thần; dù có mưu gian mà thần dân chưa cáo tố, thì không nỡ bắt tội. Kể đến hắn lại chịu tội minh tru rồi thì lưới trời tưởng cũng không thoát, cho nên cũng chẳng kể làm gì nữa. Ngay đã có người tham hạch, vậy thì phải trái cho công, đã có triều đình pháp luật. Chuẩn cho đình thần đem 16 điều luật mà nghị xử, duy con gái nào đã xuất giá, cùng với cháu trai còn nhỏ thì tha.”

Đình thần nghị rằng: “Chất, bất pháp bất trung, đại gian đại ác, có 6 tội nên lăng trì, 8 tội nên trảm, 2 tội nên giảo. Những tội phạm phận, âm mưu điều bất quỷ, thì khép vào tội bạn nghịch mà xử lăng trì. Song y đã chịu tội minh tru, vậy xin truy đoạt cáo sắc, bổ áo quan, lục thây, khiêu thủ để thị giới. Còn cáo sắc phong cho cha mẹ y, cũng xin truy đoạt; vợ là Lê Thị Sai từng đồng mưu bạn với chồng, nghĩ trảm lập quyết. Lại phát cho các Tổng đốc, tuần phủ, mỗi nơi một đạo văn án, để cho đem ý riêng bày tỏ tâu về, cho công lòng chúng. Các địa phương tâu về, đều xin y đình nghị.

Vua lại dụ rằng: “Như vậy đủ rõ lẽ trời ở tại lòng người, công luận không bao giờ bất. Kẻ gian thần chứa vạ, muôn miệng cùng một lời, đủ làm án sắt thiên cổ. Vả Lê Chất cùng với Lê Văn Duyệt dựa nhau làm gian, tội ác đầy chứa, nhổ từng cái tóc mà tính cũng không hết, giá thử bổ áo quan giết thây, cũng không là quá. Song lại nghĩ Chất tội cũng như Duyệt, trước kia Duyệt đã không bổ áo quan giết thây, thì nắm xương khô của Chất nay cũng chẳng màng bắt tội. Vậy cho Tổng đốc Bình Phú Võ Xuân Cẩn san phẳng mộ của hắn, khắc bia dựng lên trên đề to mấy chữ[i] “Chỗ này là nơi Lê Chất phục pháp” để làm gương cho kẻ gian muôn đời. Còn vợ hắn là Lê Thị Sai cùng ở một nhà, tự biết mưu bạn nghịch, xử vào cực hình, cũng là phải, song kẻ đàn bà chẳng cần vội vàng chính pháp. Vậy Lê Thị Sai cùng con là Lê Cẩn, Lê Trương, Lê Thường, Lê Kỵ đều cải làm trảm giam hậu. Lại tịch biên gia sản, được hơn 12.000 quan tiền, giao tỉnh chưa cả vào kho.

Đến năm Tự Đức nguyên niên (1847) quan Đông Các Đại Học Sĩ là Võ Xuân Cẩn làm sớ tâu xin gia ân cho con cháu Nguyễn Văn Thành. Trong bài sớ có lắm câu thảm thiết. Vua Dực Tông (Tự Đức) xem bài sớ ấy lấy làm cảm động bèn truy phong cho bọn Nguyễn Văn Thành, và cấp phẩm hàm cho các con cháu.


bye2event - xứng đáng học trò ngoan
Về Đầu Trang Go down
 
Vụ án Nhất phẩm đại thần Lê Chất
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Dai tac pham
» Học tiếng Nhật là niềm vui của bạn - Dạy tiếng Nhật là niềm tự hào của Top Globis
» Học tiếng Nhật là niềm vui của bạn - Dạy tiếng Nhật là niềm tự hào của Top Globis
» Điều xui xẻo nhất...
» Học tiếng Nhật - Top Globis

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tập thể lớp 8A THCS Lê Ngọc Hân :: Học tập :: Khoa học xã hội :: Lịch Sử :: Lịch sử Việt Nam-
Chuyển đến